hieuluat
Chia sẻ email

Mẹ chưa nhập khẩu về nhà chồng, đăng ký khai sinh cho con được không?

Một trong những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là đăng ký khai sinh. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch sẽ thực hiện đăng ký khai sinh và ghi vào sổ tịch.

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, tôi có thể làm giấy khai sinh cho con khi mẹ không nhập khẩu về nhà chồng hay không?

Chào bạn, đăng ký khai sinh  là một trong những những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định về việc đăng ký khai sinh khi mẹ chưa nhập khẩu về nhà chồng thực hiện thế nào, mời bạn theo dõi các thông tin sau:

Giấy khai sinh chứa những thông tin gì?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch:

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

Và theo khoản 6 Điều này thì Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.

Nội dung Giấy khai sinh gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này:

- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Ngoài ra, Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

dang ky khai sinh cho con khi chua nhap khau nhachong
Vợ chưa nhập khẩu nhà chồng, có đăng ký khai sinh được cho con? (Ảnh minh họa)

Đăng ký khai sinh cho con khi chưa nhập khẩu nhà chồng, được không?

Điều 13 Luật Hộ tịch cũng quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Thời hạn đăng ký khai sinh là trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Cha hoặc mẹ là người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em thuộc về ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đó.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Nếu bạn chưa nhập hộ khẩu vào gia đình nhà chồng vẫn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn.

Chỉ khi không xác định được nơi cư trú của bạn thì có thể khai sinh cho con tại nơi cư trú của cha.

Đăng ký khai sinh muộn có sao không?

Tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông, bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013 trước đây,

“Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 37 Nghị định 82/2020 (thay thế Nghị định 110) đã không còn mức phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký khai sinh muộn cho trẻ. Các hành vi vi phạm liên quan đến giấy khai sinh bị phạt tại Điều 37 Nghị định này như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Vừa rồi là những thông tin liên quan về đăng ký khai sinh cho con khi chưa nhập khẩu nhà chồng. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X